Blog Radio 361: Lớn lên con sẽ hiểu
Thứ Hai, 3 tháng 11, 2014
Blog Radio - Bố mẹ là sức mạnh, niềm tin, và đặc biệt là tình yêu, điều tuyệt diệu kết nối mỗi thành viên trong gia đình với nhau dù là ở nơi đâu, dù cách trở sinh ly tử biệt! Bố từng nói“Rồi sau này lớn có sẽ hiểu bố mẹ yêu con nhường nào” - Và bây giờ con mới hiểu!
***
- Bố ơi bố đi đâu đấy?
“Sao bố không cho con xem tivi thêm một phim nữa chứ? Mới có 11h mà, con xem là việc của con, có ảnh hưởng đến ai đâu nào? Hôm nay mẹ đi làm về muộn mà mình vẫn chưa nấu cơm, nhà hơi bừa bộn tí thôi, thế mà mẹ mắng mình cơ chứ? Ăn cơm muộn cũng có sao đâu, dù gì tối mẹ có bận gì đâu. Mình ước gì nhà mình thật giàu để có quần áo đẹp như các bạn, và thật nhiều gấu bông nữa…”.
Bố lặng mình đọc những dòng lưu bút ấy mà không nhận ra con đang đứng lén nhìn bố ngoài cửa, bố viết: “Rồi sau này lớn có sẽ hiểu bố mẹ yêu con nhường nào” vào trang cuối cùng, và cất lại vào chồng sách. Con ngu ngơ không hiểu, chỉ thấy xấu hổ lắm, giấu đi quyển nhật kí đó ở chỗ kín hơn nữa.
Một lần có chú chim nhỏ con bắt được, con háo hức làm ngôi nhà nhỏ cho chú chim thật đẹp.
“Con định làm gì với con chim?”
“Con sẽ làm một lâu đài cho nó, nó sẽ chẳng cần phải đi kiếm ăn đâu, mà ở đây chơi với con.”
“Nó cần được tự do chứ không thể bên con được. Cũng giống như con, đến một ngày nào đó con sẽ phải tự cất cánh, tự tìm lấy bầu trời của riêng mình”.
Con nghe lời bố, thả con chim tung bay lên bầu trời xanh thẳm. Con tự nhiên thấy hạnh phúc, nhẹ lòng hơn nhiều.
Khi con học lớp 2, con thấy bố chuẩn bị rất nhiều đồ đạc vào vali, con vô tư hỏi:
“Bố ơi, bố đi đâu đấy?”
“Bố đi mua kẹo nhiều màu cho con, có màu xanh, màu đỏ, và cả màu hồng mà con thích nữa”.
Ngày ấy còn bé quá, con chỉ ngây thơ cảm nhận việc bố đi nước ngoài là đi chơi ở đâu đó, và sẽ mua quà cho con. Bố đi xuất khẩu lao động để kiểm tiền xây nhà mình. Ngôi nhà ngày ấy làm bằng gạch vôi, cứ đến mùa mưa là lại bị dột bao nhiêu chỗ, con loay hoay kiếm sao cho đủ thau chậu để hứng hết nước mưa. Cuộc sống quen có bố giờ thiếu đi hình bóng ấy thấy trống vánh với con. Chiều tối nào hai chị em con cũng ra ngối ở cổng ngõ ngắm dòng người ngược xuôi qua lại, chờ mẹ về và bắt đầu tưởng tượng xem giờ bố đang làm gì. Và 5 năm cứ trôi qua như thế.
Ngày bố về, bố đã ngạc nhiên khi thấy hai đưa chững chạc hơn nhiều rồi. Rồi một ngày kia, con lại hỏi:
“Bố ơi, bố đi đâu đấy?”
“Bố đi Libya”
“ Gần đây không hả bố?”
“Nó ở một nơi rất xa, rất xa, ở tận châu Phi cơ. Ở đấy có cả sa mạc nữa.”
Sau gần một năm, mọi chuyện không được suôn sẻ, Libya xảy ra chiến tranh, tất cả lao động phải về nước. Bố đi bằng một tàu lớn nào đó, tận tháng liền, bạt vô âm tín. Cả ba mẹ con lo lắng, hồi hộp dõi theo thời sự, thỉnh thoảng xem dự báo thời tiết lại tự hỏi tàu của bố có qua vùng bão ấy không. Một tháng kéo dài đằng đẵng. Nhiều lần giật mình tỉnh dậy trong cơn mơ khi đã ướt đẫm cả gối, con lại ngồi thu mình lại mà khóc, lầm bầm: “Cụ ơi, cụ phù hộ cho bố cháu, cháu không muốn mất bố đâu”. Giấc mơ bố cứ đi xa dần, con đuổi chạy theo, chạy mãi mà chả đến, rồi bị chím trong bóng tối, chẳng thể xác định được phương hướng. Có khi lại là một con tàu lớn bị chìm nghỉm bơi cơn bão ập tới. Rồi có lúc con lạc vào cả hàng ngàn người từ tàu xuống mà chẳng thể tìm thấy bố đâu… Con lo sợ bởi một tiếng “Nhỡ…”. Cuối cùng bố cũng về, trong niềm hạnh phúc vỡ òa của con. Bố kể biết bao nhiêu chuyện xảy ra trên đường chạy nạn, trên tàu nữa. Niềm vui lớn nhất của con lúc ấy chính là bố được khỏe mạnh trở về đoàn tụ với gia đình.
Bố vẫn nói: “Bố mẹ nuôi hai đứa chỉ mong sao cho các con sau này học hành đỗ đạt, có nghề có nghiệp để thoát khỏi cái kiếp lam lũ như bố mẹ. Nên các con nhớ học cho tốt vào, đấy chính là đền đáp công ơn của bố mẹ rồi”. Con nhớ đến dòng chữ trên cuốn sổ của con ngày xưa, “Rồi sau này lớn có sẽ hiểu bố mẹ yêu con nhường nào”. Con đã thật đáng ghét, ích kỉ khi trách nhầm bố mẹ. Giá như trước kia con có thể suy nghĩ một chút thì sẽ chẳng thể làm bố đau lòng rồi.
“Bố ơi, bố đi đâu đấy?”
“Bố đi Qatar.”
“Ở đó thời tiết khắc nghiệt lắm ạ, không được mát như Libya do gần biển đâu ạ. Với cả giờ bố không còn được khỏe như trước nữa, sang đó nhỡ chẳng may… thì sao? Hơn nữa việc xây dựng cũng vất lắm…”
“Bố sẽ ổn mà. Bây giờ con học đại học, còn em con học cấp 3 rồi, sẽ phải có nhiều khoản lắm. Bố đi kiếm tiền nuôi các con. Các con phải học cho tốt đấy, và giúp đỡ mẹ con nữa. Hai năm nữa là bố về, khi đó con cũng là sinh viên năm ba rồi. Lúc ấy con nhớ ra đón bố, và cho bố thấy những gì con đã làm được trong hai năm qua nhé!”.
Bố cúp máy, tiếng tút tút vọng lại, con nghẹn ngào, ghét bản thân đã làm cho bố phải xa quê hương, đến nơi đất khác quê người. Lần này con chẳng thể ra sân bay tiễn bố được. Hôm đó con phải đi học tiếng anh ở trung tâm, bố biết nên trước khi đi bố không gọi điện tạm biệt con. Bố nhắn cho con một tin rất dài, tận 6 trang, dặn dò con kĩ càng mọi thứ. Con đã khóc. Bởi bố mắt kém rồi, chẳng thể nào nhìn rõ điện thoại mà nhắn tin, nên bố nào có nhắn tin cho ai bao giờ. Vậy mà hôm nay, bố chắc phải mất cả tiếng mới nhắn được những dòng này. Tin nhắn này, con sẽ chẳng bao giờ xóa đâu, bởi từng câu từng chữ đã được khắc sâu vào trái tim con rồi. Cả tối, con ngẩn ngơ ngắm nhìn bầu trời đêm, mỗi lần ánh sáng nhấp nháy của máy bay qua là con lại cầu chúc, bởi con tin rằng trong số những máy bay kia sẽ có một cái chở người bố thân yêu của con.
Giờ bố đang cách xa về mặt không gian thôi,còn bao lời dặn dò của bố, tình thương của bố vẫn luôn chan chứa trong cuộc sống của con. Cả cuộc đời bố đã hy sinh cho bọn con. Bố vẫn hay đùa: “Bố có số xuất ngoại, được đi đây đi đó”, nhưng con hiểu gánh nặng trụ cột trong gia đình đè nặng lên đôi vai của bố. Con thích nhất là được ngồi sau xe bố chở đi học, bởi con cảm nhận được tấm lưng kia đã phơi bao sương nắng, che chở cho đàn con. Con giờ đang lớn, phải rời khỏi mái nhà yên ấm, khỏi vòng tay chở che, khỏi ánh lửa yêu thương mỗi sáng sớm, khỏi tiếng sáo diều vi vu anh hàng xóm thường thả, khỏi mùi quê hương nồng ấm trong từng nắm đất. Con sẽ tìm kiếm cho mình hạnh phúc giữa những nhỏ nhen tính toán của cuộc đời.
Ngoài cuộc đời kia, con sẽ học cách gồng mình lên mà xoay sở, học cách bước đi một mình. Con đường ấy có khi là biển trong xanh biếc, có khi là ánh nắng hoàng hôn, hay giông bão đen tối muốn dìm chết con, có khi lại là sa mạc mênh mông không thấy chân trời… Dù thế nào con vẫn phải lên đường, giống chú chim kia. Bởi một khi nào đó con khóc tức tưởi trên con đường quạnh hiu, hay bơ vơ không biết đi đâu giữa đêm tối mịt mùng thì con vẫn còn bố. Chỉ đơn giản là một cuộc điện thoại ngắn ngủi thôi hay mở lại điện thoại đọc tin nhắn ấy cũng đủ khích lệ con thêm sức mệnh, khiến con chẳng thể từ bỏ được ước mơ của mình. Cảm ơn cuộc đời. Vì con đã được là con của bố!
“Bố ơi, bố đi đâu đấy?” . Bố đi nhưng vẫn ở trong trái tim con ấy thôi, nâng cánh cho con bay vào giấc mơ, cho con một bầu trời rộng mở.
- Cherry
- Cây đời
Blog Family - Bố tôi ra đi không một lời, những ông đã để lại quá nhiều cho mẹ con tôi, sức mạnh, niềm tin, và đặc biệt là tình yêu, điều tuyệt diệu kết nối chúng tôi với nhau dù là ở nơi đâu.
- Ông nấu mặn thế này ai ăn được! Mẹ quay mặt đi.
Bố tôi trên tay vẫn bê bát cháo, giọng bình thản:
- Vẫn là cháo ban sáng tôi hâm lại thôi, buổi sáng ăn có thấy bà bảo gì đâu.
Mẹ tôi nằm tựa thành giường, lòng bức bối, mắt nặng trĩu :
- Ông muốn tôi chết sớm thì cứ nói ra.
Bố tôi hơi cáu, hai lông mày nhíu lại.
- Tôi chưa chết sao bà chết đươc.
Đó là câu chuyện tôi hay phải nghe giữa bố và mẹ từ khi mẹ tôi phải nằm liệt giường. Căn bệnh đã khiến mẹ tôi bỏ lại hội dưỡng sinh, quên dần tiếng cười và sự hài hước, tập quen với việc nằm và đếm theo tiếng tích tắc, có những lúc tôi thấy mẹ nhìn chằm chằm vào chiếc đồng hồ như nhìn kẻ thù của mình, rồi lại nhìn trừng trừng lên trần nhà, quay lại nhìn ra cửa sổ với cây xanh và bầu trời cao vời với vẻ mặt lạnh lùng như nhìn cái sẽ chẳng bao giờ thuộc về mình nữa, nhiều lúc thấy mẹ như ấm ức, tủi phận vì có người cướp đi cái gì rất quý giá của mẹ. Mẹ dần ít nói chuyện hơn, kể cả với tôi, sự cáu giận luôn thường trực trong mẹ, nó gặm nhấm tâm hồn mẹ.
Nếu ai đã từng bị bóng đè sẽ hiểu được phần nào cảm giác của mẹ lúc ấy, bạn càng cố giẫy giụa thì cái thân xác của bạn lại càng nghì bạn xuống, sợ hãi, hoang mang, tim bắt đầu đập nhanh, càng cố gắng cựa quậy, tim càng đậm nhanh, nỗi sợ hãi dâng cao,mồ hôi toát ra lạnh người, bất lực, nhưng bóng đè chỉ là cảm giác còn mẹ tôi bị liệt là hiện thực.
Bố bắt đầu quen với công việc của mẹ, đi chợ, nấu cơm, mấy con chim hót véo von bố tạm mang sang nhà mấy ông bạn trong hội chơi chim, vì mẹ tôi thấy chói tai, còn theo tôi mẹ thấy mẹ giống chúng, chẳng hiểu chúng đang hót hay kêu. Thể thao với bố bây giờ là việc luôn sẵn sàng chạy từ tầng 1 lên tầng 2, rồi từ tầng 2 xuống tầng 1 khi mẹ gọi hoặc cần thứ gì đó. Bố trước cao to, vẻ ngoài oai vệ, khuôn mặt điềm tĩnh, dù đã cao tuổi nhưng nhiều lần tôi vẫn thấy mấy bà trong khu nhìn bố với ánh mắt vui tươi, sáng rực lên, còn bây giờ họ khen bố dạo này đẹp lão quá, chắc bố chẳng để ý đến bộ tóc bồng bềnh của bố đã trắng hơn nửa đầu
Tôi vẫn phụ bố việc nhà, chăm sóc mẹ, dần dằn lòng quên đi việc sang nước ngoài học lên cao. Bố là người tinh tế, bố hiểu điều đó khi bố hỏi tôi việc đi du học, vẻ mặt tôi tỉnh bơ, nói bây giờ không muốn đi, rồi lảng sang những câu chuyện chẳng liên quan. Bố nhìn thẳng vào mắt tôi và bảo:
“Bố mẹ chỉ có thể là ngọn đèn soi sáng cho con vững bước đi, chứ không thể là vật cản trên con đường của con cái được. Mẹ con không phải là gắng nặng của con và bố, bà ấy là tình yêu, là điều tuyệt vời nhất gắn kết chúng ta với nhau. Bố hứa sẽ chăm sóc bà ấy thật tốt dù nhiều lúc bố muốn ngủ thiếp đi bên cạnh bà ấy, nhưng bố sẽ thức, thức đến chừng nào bà ấy còn thở”.
Bố là người học cao, những câu nói triết lý đó tôi đã nghe quá quen, nhiều lúc tôi để nó từ tai này sang tay kia cho nhẹ đầu, nhưng rất tự nhiên, nó trở thành những bậc thang vững chắc dẫn tôi đi trên con đường đời. Câu nói lần này của bố làm tôi khóc, khóc vì thấy mình vẫn còn bé quá trong ánh mắt bố, khóc vì vừa thấy một con nhỏ được bố tiếp thêm sức mạnh. Và rồi tôi đi, 3 năm học và làm việc bên nước ngoài đầy cố gắng, tôi cố gắng cho những điều tôi tin, bố tin, và mẹ tin nhưng không nói.
Tôi trở về, dường như vẫn chẳng có gì thay đổi, vẫn câu chuyện tương tự ngày xưa.
- Ông ninh thịt dai thế này ai ăn được.
Bố tôi chẳng thay đổi nét mặt, như đoán trước mẹ sẽ nói câu đó.
- Máy xay hỏng , tôi phải dã đấy, miếng nào không nuốt được thì bà nhè ra.
Mẹ như chẳng bao giờ thôi trước khi bố tôi im lặng.
- Ông muốn tôi chết thì cứ nói thẳng ra, tôi cũng mệt mỏi lắm rồi.
Câu nói của mẹ khiến tôi nghĩ đến một câu mà tôi đã từng đọc ở cuốn truyện nào đó “Đời đâu quá buồn, là con người cứ làm cho nó buồn đấy chứ”. Bố tôi vẫn câu nói ấy như quen miệng, nhưng trong thâm tâm ông thực nghĩ vậy.
- Tôi đã chết đâu mà bà đòi chết.
Người tính không bằng trời tính. Bố tôi ra đi trước mẹ, ông đi trong nhẹ nhàng, sau cơn đau tim chóng vánh trong đêm.
Mẹ tôi không gào thét, không khóc, bà nhìn qua cửa sổ, nhìn cây xanh và bầu trời cao vời, bà bảo tôi đón mấy con chim bố tôi đi gửi về, và thuê lấy một người giúp việc cho mẹ, mẹ làm những việc trước đây mẹ ghét. Tôi gặng hỏi, mẹ trả lời nhẹ tễnh:
- Ông ấy không còn, không được nghe ông ấy nói nữa, đón mấy con chim về nghe nó hót cho đỡ buồn. Mẹ sẽ tự chăm sóc được mình với sự giúp đỡ của cô giúp việc, con không cần quá bận tâm, ông ấy sẽ không cần dõi theo mẹ con mình mà lo lắng nữa.
Bố tôi ra đi không một lời, những ông đã để lại quá nhiều cho mẹ con tôi, sức mạnh, niềm tin, và đặc biệt là tình yêu, điều tuyệt diệu kết nối chúng tôi với nhau dù là ở nơi đâu.
***
- Ông nấu mặn thế này ai ăn được! Mẹ quay mặt đi.
Bố tôi trên tay vẫn bê bát cháo, giọng bình thản:
- Vẫn là cháo ban sáng tôi hâm lại thôi, buổi sáng ăn có thấy bà bảo gì đâu.
Mẹ tôi nằm tựa thành giường, lòng bức bối, mắt nặng trĩu :
- Ông muốn tôi chết sớm thì cứ nói ra.
Bố tôi hơi cáu, hai lông mày nhíu lại.
- Tôi chưa chết sao bà chết đươc.
Đó là câu chuyện tôi hay phải nghe giữa bố và mẹ từ khi mẹ tôi phải nằm liệt giường. Căn bệnh đã khiến mẹ tôi bỏ lại hội dưỡng sinh, quên dần tiếng cười và sự hài hước, tập quen với việc nằm và đếm theo tiếng tích tắc, có những lúc tôi thấy mẹ nhìn chằm chằm vào chiếc đồng hồ như nhìn kẻ thù của mình, rồi lại nhìn trừng trừng lên trần nhà, quay lại nhìn ra cửa sổ với cây xanh và bầu trời cao vời với vẻ mặt lạnh lùng như nhìn cái sẽ chẳng bao giờ thuộc về mình nữa, nhiều lúc thấy mẹ như ấm ức, tủi phận vì có người cướp đi cái gì rất quý giá của mẹ. Mẹ dần ít nói chuyện hơn, kể cả với tôi, sự cáu giận luôn thường trực trong mẹ, nó gặm nhấm tâm hồn mẹ.
Nếu ai đã từng bị bóng đè sẽ hiểu được phần nào cảm giác của mẹ lúc ấy, bạn càng cố giẫy giụa thì cái thân xác của bạn lại càng nghì bạn xuống, sợ hãi, hoang mang, tim bắt đầu đập nhanh, càng cố gắng cựa quậy, tim càng đậm nhanh, nỗi sợ hãi dâng cao,mồ hôi toát ra lạnh người, bất lực, nhưng bóng đè chỉ là cảm giác còn mẹ tôi bị liệt là hiện thực.
Bố bắt đầu quen với công việc của mẹ, đi chợ, nấu cơm, mấy con chim hót véo von bố tạm mang sang nhà mấy ông bạn trong hội chơi chim, vì mẹ tôi thấy chói tai, còn theo tôi mẹ thấy mẹ giống chúng, chẳng hiểu chúng đang hót hay kêu. Thể thao với bố bây giờ là việc luôn sẵn sàng chạy từ tầng 1 lên tầng 2, rồi từ tầng 2 xuống tầng 1 khi mẹ gọi hoặc cần thứ gì đó. Bố trước cao to, vẻ ngoài oai vệ, khuôn mặt điềm tĩnh, dù đã cao tuổi nhưng nhiều lần tôi vẫn thấy mấy bà trong khu nhìn bố với ánh mắt vui tươi, sáng rực lên, còn bây giờ họ khen bố dạo này đẹp lão quá, chắc bố chẳng để ý đến bộ tóc bồng bềnh của bố đã trắng hơn nửa đầu
Tôi vẫn phụ bố việc nhà, chăm sóc mẹ, dần dằn lòng quên đi việc sang nước ngoài học lên cao. Bố là người tinh tế, bố hiểu điều đó khi bố hỏi tôi việc đi du học, vẻ mặt tôi tỉnh bơ, nói bây giờ không muốn đi, rồi lảng sang những câu chuyện chẳng liên quan. Bố nhìn thẳng vào mắt tôi và bảo:
“Bố mẹ chỉ có thể là ngọn đèn soi sáng cho con vững bước đi, chứ không thể là vật cản trên con đường của con cái được. Mẹ con không phải là gắng nặng của con và bố, bà ấy là tình yêu, là điều tuyệt vời nhất gắn kết chúng ta với nhau. Bố hứa sẽ chăm sóc bà ấy thật tốt dù nhiều lúc bố muốn ngủ thiếp đi bên cạnh bà ấy, nhưng bố sẽ thức, thức đến chừng nào bà ấy còn thở”.
Bố là người học cao, những câu nói triết lý đó tôi đã nghe quá quen, nhiều lúc tôi để nó từ tai này sang tay kia cho nhẹ đầu, nhưng rất tự nhiên, nó trở thành những bậc thang vững chắc dẫn tôi đi trên con đường đời. Câu nói lần này của bố làm tôi khóc, khóc vì thấy mình vẫn còn bé quá trong ánh mắt bố, khóc vì vừa thấy một con nhỏ được bố tiếp thêm sức mạnh. Và rồi tôi đi, 3 năm học và làm việc bên nước ngoài đầy cố gắng, tôi cố gắng cho những điều tôi tin, bố tin, và mẹ tin nhưng không nói.
Tôi trở về, dường như vẫn chẳng có gì thay đổi, vẫn câu chuyện tương tự ngày xưa.
- Ông ninh thịt dai thế này ai ăn được.
Bố tôi chẳng thay đổi nét mặt, như đoán trước mẹ sẽ nói câu đó.
- Máy xay hỏng , tôi phải dã đấy, miếng nào không nuốt được thì bà nhè ra.
Mẹ như chẳng bao giờ thôi trước khi bố tôi im lặng.
- Ông muốn tôi chết thì cứ nói thẳng ra, tôi cũng mệt mỏi lắm rồi.
Câu nói của mẹ khiến tôi nghĩ đến một câu mà tôi đã từng đọc ở cuốn truyện nào đó “Đời đâu quá buồn, là con người cứ làm cho nó buồn đấy chứ”. Bố tôi vẫn câu nói ấy như quen miệng, nhưng trong thâm tâm ông thực nghĩ vậy.
- Tôi đã chết đâu mà bà đòi chết.
Người tính không bằng trời tính. Bố tôi ra đi trước mẹ, ông đi trong nhẹ nhàng, sau cơn đau tim chóng vánh trong đêm.
Mẹ tôi không gào thét, không khóc, bà nhìn qua cửa sổ, nhìn cây xanh và bầu trời cao vời, bà bảo tôi đón mấy con chim bố tôi đi gửi về, và thuê lấy một người giúp việc cho mẹ, mẹ làm những việc trước đây mẹ ghét. Tôi gặng hỏi, mẹ trả lời nhẹ tễnh:
- Ông ấy không còn, không được nghe ông ấy nói nữa, đón mấy con chim về nghe nó hót cho đỡ buồn. Mẹ sẽ tự chăm sóc được mình với sự giúp đỡ của cô giúp việc, con không cần quá bận tâm, ông ấy sẽ không cần dõi theo mẹ con mình mà lo lắng nữa.
Bố tôi ra đi không một lời, những ông đã để lại quá nhiều cho mẹ con tôi, sức mạnh, niềm tin, và đặc biệt là tình yêu, điều tuyệt diệu kết nối chúng tôi với nhau dù là ở nơi đâu.
- Bích Nguyễn
- Tha thứ và chấp nhận
Vài tiếng bát vỡ, những chiếc cốc bay thẳng vô tường và rơi xuống văng tung tóe, tôi ngồi thu mình lại, cố nhét mình đằng sau tấm phản to bảng giống như sợ dù chỉ chiếc bóng mình lọt ra thôi cũng có gì đó nguy hiểm lắm. Tôi không dám khóc ré lên kể cả khi ba tôi đánh má ngay trước mặt, cả khi má tôi ngã vật ra nó cũng không dám chạy lại đỡ . Ừ thì tôi nhát, nhưng tôi sợ nhiều hơn, một đứa nhóc 7,8 tuổi không thể làm gì cho má trước uy lực của ba.
Nhà tôi nghèo, cái nhà tranh vách đất ở giữa cái xóm nghèo dẫu không thể làm tôi nghèo hơn nhưng cũng đủ khiến tôi biết cuộc sống đang ngày càng cơ cực. Ba tôi hay đốn gỗ trộm trên rừng rồi đi bán, chừng Nhà nước bắt đầu có chiến dịch với bọn lâm tặc thì những tên “lâm tặc nhỏ” như ba cũng thành kẻ mất việc, thế là ổng ở nhà. Phàm những người quá rảnh rỗi bắt đầu sinh tật. Má tôi đi làm thợ hồ. Đàn bà mà đi thợ hồ là cùng cực lắm.
Trước thì má bán rau ngoài chợ nhưng chẳng được mấy năm đồng, ba mất việc sinh rượu chè bê tha thì má tôi oằn thêm gánh nặng. Rau rác ngoài chợ ít tiền thế là má theo chân chú Bảy đi làm thợ. Nhiều lúc đi học ngang qua chỗ má làm, tôi thấy má oằn mình với đống gạc quá cổ hay vôi vữa dính đầy người kì cọ mãi không ra. Nhưng ba thì dường như không hiểu cho nỗi cơ cực đó, cứ rượu chè suốt ngày, dường như tôi biết nhận thức thì đã thấy ba và chai rượu bên cạnh cứ như thủ túc, khi say thì ba bắt đầu đánh đập má ,trách má vô dụng không nuôi được gia đình, rồi cả sinh ra chỉ mụn con gái duy nhất là tôi…
Tôi đâu cao thượng tới mức nhìn thấy ba mình như thế mà không căm, không ghét. Tôi chưa lớn nhưng cũng đủ hiểu như thế nào là sai. Cứ mỗi lúc ba đánh đập má không thương tiếc xong là lại ngủ vùi, chỉ có má lê lết lại một góc nằm còn tôi sẽ đi lấy chai cao bằng những bước chân thật nhỏ cố không gây ra tiếng động lại cho má
- Sao má cứ chịu đựng như thế? Ổng có làm gì trong nhà đâu mà cứ nói má vô dụng, con không chịu được!
- Không được nói thế về ba nghe chưa con? - Rồi má ôm tôi vào lòng- Con còn nhỏ lắm, không hiểu được chuyện người lớn đâu. Ba là đàn ông trong nhà mà sức yếu, không đi làm được, người ta nói ra nói vào ,ba cũng buồn khổ lắm nên tánh ổng dễ nóng, má con mình phải hiểu và thông cảm cho ba nghen con
Tôi không hiểu như thế nào là sức yếu mà có thể nện má trận nào trận nấy nhừ tử thế kia. Tôi cũng không hiểu và thông cảm gì được cho ba khi ba như thế. Tôi chỉ biết sâu trong lòng tôi, có cái gì đó của sự đổ vỡ tình cảm giảnh cho đấng sinh thành mình và lâu dần điều đó tôi nghĩ là sự oán ghét. Và tôi càng khẳng định tôi ghét ba kể từ khi má ra đi. Thế là khi tôi lên mười má bỏ nhà ra đi thật. Không hiểu tại sao tôi không khóc ,cũng không trách má. Việc má ra đi cũng là lẽ tất nhiên, chỉ có điều tôi không hề oán giận khi má không dẫn tôi theo. Cứ như tôi biết sẽ có ngày tất cả những người quanh tôi đều bỏ tôi đi. Tôi giống má như tạc, ba cứ mỗi lần nhìn tôi là lại đánh, có lần thừa sống thiếu chết làm bà con chòm xóm đưa lên trạm y tế, có mấy lần công an cũng đễn nhà “thăm hỏi”, Nhưng tôi không bỏ ba tôi mà đi, tôi còn quá bé, mà tôi cũng không dám. Ghét nhưng tôi không dám. Tôi chỉ biết cuộn mình trân trân nhìn ba khi ba vút roi xuống người tôi, rồi lăn lên giường ngủ say .Cứ mỗi lần như thế, trên trang nhật kí của tôi lại có thêm một dòng “không thể nào tha thứ”.
Tôi cứ lớn dần lên như thế, trong đòn roi của ba tôi, và trong cái gánh nặng nít nôi phải lo 2 miệng người. Không được học cái chữ nhưng tôi cũng kiếm được tấm chồng tử tế. Gần 30 tôi mới lên xe hoa, con gái lỡ thì không được quyền chọn lựa hôn nhân nhưng dường như số tôi may mắn. Anh đã qua một đời vợ nên anh biết tôn trọng, nâng niu tôi lắm . Tôi đi khỏi nhà thì không quay lại thăm ba lấy một lần. Mà cũng không phải đợi đến khi lấy chồng tôi mới xa ba tôi, khi tôi tròn 20, lúc tôi đang yêu say đắm chàng sinh viên nghèo cứ ôm cây ghita ra trước nhà tôi hát, Một lần ba tôi say, bắt được đập nát cây đàn của anh chàng cũng là lúc tình cảm mới chớm của hai người bị đập nát. Thế là tôi bỏ nhà đi, nói bỏ đi nhưng tôi cũng chỉ ở cách nhà ba tôi vài ba căn, thi thoảng gửi tiền về nhét qua khe cửa.
Rồi tôi đẻ cháu, cũng là lúc tôi hay tin ba tôi ốm. Tôi suy nghĩ nhiều, không biết có nên về thăm hay không. Trong thâm tâm tôi những trận đòn roi vụt qua chưa khi nào thôi ám ảnh. Tôi thèm tiếng mẹ chứ không phải nhìn mẹ bị đánh mà mình bất lực, cũng không phải đứa trẻ mười tuổi phải nhìn những đứa bạn khác cha mẹ đủ đầy mà tủi thân không dám rơi nước mắt. Tôi thèm được đến trường cho hay biết cãi chữ, cho mở mang trí thức chứ không phải để những đứa trong xóm gọi tôi là đồ vô học, đồ không mẹ. Tôi thèm được yêu một cách chân thành chứ không phải tình yêu bị sỉ nhục và người tôi yêu bị tổn thương bởi những lần phá bĩnh. Thế nên dù chồng tôi có khuyên can cỡ nào tôi cũng nhất quyết không đi thăm hay thậm chí tạt ngang.
Tôi đi làm về, nhìn đứa con trong nôi đang nhè nhẹ ngủ còn anh thì nằm ngủ ngay cạnh đứa con, trong lòng xúc động mạnh. Tôi bỗng nhớ về kí ức một thời xa, xa lắm, bàn tay to bè đặt nhẹ lên bụng tôi vì tôi đau, bàn tay ấy to hơn cả gương mặt tôi nên rất lúng túng khi muốn sờ lên trán tôi xem tôi sốt như thế nào. Tôi nhớ không rõ cả lúc mẹ tôi đi, còn tôi thì khóc thút thít, lần đầu tiên và duy nhất đến khi mệt lả ngoài sân, nhưng không hiểu tại sao khi tỉnh dậy đã thấy nằm trên giường. Tôi nhớ cả lúc khi tôi mới sinh cháu, có ai đó đứng trước cổng cứ nhìn vào lấp ló, tôi đã biết là ai, chỉ là tôi không đủ dũng cảm để tha thứ.
Trong tim tôi dấy lên chút cảm xúc gì đó mà tôi không rõ, người ta hay nói “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, muốn trở thành người dưng với người thân thương có phải quá khó không, tôi không biết. Đi ngang qua góc nhà quen cũn gần chục năm rồi chưa ghé lại, ngửi thấy mùi hương hoa quỳnh thơm ngát một góc sân, và bên trong, bóng người đàn ông nằm bên giường bệnh và cái cũi em bé còn đang đóng dang dở, tôi nhận ra tha thứ cũng là điều gì đó không quá tệ, tôi khẽ gọi nhẹ”ba ơi”…
***
Hạnh phúc không chỉ là con người ta cảm nhận được từ những điều người ta mang tới cho mình. Hạnh phúc còn là biết thứ tha cho những người thân yêu. Tới tận bây giờ khi đã đón ba về phụng dưỡng chưa bao giờ tôi cảm thấy ân hận, trong tim tôi chưa phút nào ngừng dấy lên những xúc cảm không thể nói thành lời, đơn giản giờ đây ở bên những người là máu thịt của mình, tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Tha thứ, là một phần của hạnh phúc mà hiện giờ tôi đang có. Và ít ra trong khoảng thời gian còn lại của hai cha con, ít ra tôi cũng biết được, ở một phần nào đó trong trái tim ông tôi là người con gái mà ông yêu thương nhất, điều mà nếu tôi không chấp nhận hay đối diện tôi đã đánh mất đi.
- Lê Hứa Huyền Trân
Dù cuộc sống có bộn bề những khó khăn, mệt mỏi, ta vẫn biết có một nơi yêu thương để quay về.
Nơi đó bình yên và cách xa những bon chen, bụi bặm.
Nơi ấy có những người yêu thương ta vô điều kiện, cho đi mà chẳng cần nhận lại bao giờ.
Đó chính là gia đình.
Gia đình – đó là nơi nương náu bình yên nhất. Là mái ấm chở che ta suốt những năm tháng ấu thơ. Là nơi ôm ấp ta vào lòng bất cứ khi nào ta thấy đôi chân mỏi mệt và muốn trở về.
Đọc để cảm nhận những ý nghĩa tuyệt vời ấy cùng tuyển tập ebook - Gia đình là điều tuyệt vời nhất - blogviet.com.vn tuyển chọn
Nguồn: http://blogviet.com.vn/
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét